Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây là tuyến đường cao tốc đắt giá và quan trọng, liên kết Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Điểm bắt đầu của tuyến là nút giao thông An Phú, tọa lạc tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và kết thúc tại nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

Đoạn cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây giai đoạn 1 được Chính phủ giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Hạ tầng giao thông Việt Nam (VEC) đầu tư 50km, trong đó VEC được ủy quyền thu phí trong 20 năm để hoàn trả các khoản vay bao gồm cả một phần vốn vay Đối tác phát triển quốc tế (ODA).

Với quy mô 4 làn xe, giai đoạn 1 của tuyến cao tốc được chia thành hai đoạn: từ An Phú đến vành đai 2 (km 0 đến km 4+514) có nền đường rộng 25,5m do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đầu tư; và từ vành đai 2 đến Long Thành – Dầu Giây với nền đường rộng 27,5m, dài 50km do VEC đầu tư xây dựng với tổng mức đầu tư lên đến 20.600 tỉ đồng. Dự án đã được khởi công vào ngày 3 tháng 10 năm 2009 và hoàn thành vào ngày 30 tháng 6 năm 2016.


Lộ trình Đường cao tốc


Đường dẫn đường cao tốc bắt đầu tại điểm giao cắt với Đại lộ Mai Chí Thọ tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Đường cao tốc chạy về hướng đông 4 km và cắt đường Vành đai II tại nút giao lớn hình loa kèn trumpet đôi. Qua khỏi cầu Long Thành, con đường tiếp tục chạy về hướng đông đông nam và giao cắt với Quốc lộ 51 (AH17) tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Từ đây, đường cao tốc chạy song song với Đường tỉnh 769 qua vùng nông nghiệp rộng lớn của huyện Long Thành và cắt Quốc lộ 1 (AH1) tại một nút giao hình loa kèn trumpet, 3 km về hướng đông Ngã tư Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.


Quá trình Xây dựng


Dự án đường cao tốc được khởi công xây dựng vào ngày 3 tháng 10 năm 2009 với quy mô 4 làn xe trên tổng chiều dài 55,7 km.[3] Chủ đầu tư là Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) với tổng mức đầu tư giai đoạn I: 997,67 triệu USD (tương đương 20.630 tỷ đồng).[4] Dự án được sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)[5]

Thời điểm thông xe

Khoảng 20 km trong tổng số 55 km của đường cao tốc, đoạn từ đường vành đai 2 (thuộc Quận 9) đến Quốc lộ 51 phần thuộc tỉnh Đồng Nai đã được thông xe vào ngày 2 tháng 1 năm 2014.[6] Ngày 29 tháng 8 năm 2014, thông xe nút giao thông vành đai 2 (phường Phú Hữu, Quận 9). Đoạn đường dài 4 km từ nút giao thông An Phú, Mai Chí Thọ (thuộc Quận 2) đến nút giao vành đai 2 được thông xe ngày 10 tháng 1 năm 2015. Toàn bộ đường cao tốc thông xe vào ngày 8 tháng 2 năm 2015, khi đoạn Long Thành – Dầu Giây hoàn tất thi công.


Thông số kỹ thuật


Đường cao tốc dài tổng cộng 55,7 km được chia thành hai thành phần:

  • Đoạn An Phú – Vành đai II dài 4 km, thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị, tốc độ thiết kế 80 km/h; quy mô giai đoạn 1: bốn làn xe, chiều rộng nền đường 26,5 m, chiều rộng mặt đường 2×7,5 m và chiều rộng làn dừng khẩn cấp là 2×3 m.
  • Đoạn Vành đai II – Long Thành – Dầu Giây được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A TCVN 5729–97, vận tốc thiết kế 120 km/h (cầu Long Thành có tốc độ thiết kế 100 km/h); quy mô giai đoạn 1: bốn làn xe, chiều rộng nền đường 27,5 m, chiều rộng mặt đường 2×7,5 m và chiều rộng làn dừng khẩn cấp là 2×3 m.[8]

Thông tin chi tiết tuyến đường


Làn xe

  • Vành đai II – Long Thành – Dầu Giây: 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp
    Cầu Long Thành: 4 làn xe
  • An Phú – Vành đai II: 4 làn xe; 2 làn xe máy, xe thô sơ

Chiều dài

  • Chiều dài tuyến: 55,7 km

Tốc độ giới hạn

  • Vành đai II – Long Thành – Dầu Giây: Tối đa: 120 km/h, tối thiểu: 60 km/h
  • Cầu Long Thành: Tối đa: 100 km/h
  • An Phú – Vành đai II: Tối đa: 80 km/h

Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây là tuyến đường cao tốc đắt giá và quan trọng, liên kết Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Điểm bắt đầu của tuyến là nút giao thông An Phú, tọa lạc tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh và kết thúc tại nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Cùng với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương và đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế TPHCM nói riêng và khu vực Nam Bộ nói chung.

Theo Novahome.

Rate this post
Tags: , ,

Có thể bạn quan tâm

đối tác phát triển dự án

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Bất động sản, đội ngũ của Novahome.vn luôn luôn mang đến những thông tin chính xác - kịp thời - đầy đủ nhất cho quý khách hàng.

Dự án đang triển khai: Aqua City | NovaWorld Hồ Tràm | NovaWorld Phan Thiết | The Grand Manhattan | Căn hộ Elysian Quận 9 | Centria Island | Xuân Thảo Residence | Căn hộ The Park Avenue | Căn hộ Grand Sentosa | Căn hộ  Eaton Park
DMCA.com Protection Status