Cao tốc Bến Lức – Long Thành giúp giảm tải giao thông trên Quốc lộ 1A và Quốc lộ 51, và rút ngắn thời gian di chuyển giữa Long An, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngoài ra, nó còn giúp kết nối giao thông giữa miền Tây và Đông Nam Bộ mà không cần phải đi qua TP Hồ Chí Minh.
Cao tốc Bến Lức – Long Thành hoàn thành sẽ giúp khép kín đường Vành Đai 3, góp phần giảm tải áp lực giao thông vào nội đô TPHCM, cũng nhu góp phần thúc đẩy kết nối khu vực các tỉnh Nam Bộ, góp phần phát triển kinh tế.
Thông tin quy hoạch Cao tốc Bến Lức – Long Thành
Cao tốc Bến Lức – Long Thành được chia làm ba đoạn, trong đó đoạn phía tây có chiều dài 21,1 km và gồm 5 gói thầu, đoạn giữa có chiều dài 10,7 km và chủ yếu là các cầu lớn vượt sông, gồm 3 gói thầu, và đoạn phía đông có chiều dài 25,3 km và gồm 3 gói thầu.
Đoạn 1 và 2 đã dừng thi công từ năm 2019 do thiếu vốn, còn đoạn 3 được sử dụng vốn vay từ ADB và đang gặp khó khăn với tiến độ thi công chậm và ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tuyến có điểm đầu tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An và điểm cuối tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, với 4 làn xe chạy và hai làn dừng khẩn cấp, vận tốc 120 km/h và khi hoàn thành sẽ giúp kết nối khu vực Đông Nam Bộ và miền Tây.
- Đoạn 1 của đường cao tốc Bến Lức – Long Thành có độ dài 21,1km, được chia thành 5 gói thầu: A1, A2-1, A2-2, A3 và A4. Dự án sử dụng khoảng 350 triệu USD vốn vay từ ADB thông qua Hiệp định vay lần 1 số 2730-VIE. Tuy nhiên, sau ngày 30/6/2019, hiệp định vay này đã hết hiệu lực, dẫn đến các gói thầu phải dừng thi công từ tháng 7/2019. Lúc đó, khối lượng thi công đã đạt 87,2%, trong khi giải ngân chỉ đạt 50,62%.
- Đoạn 2 (phía giữa) của đường cao tốc có độ dài 10,7km và chủ yếu là các cầu vượt sông lớn, với độ phức tạp kỹ thuật cao. Đoạn này được chia thành 3 gói thầu: J1, J2 và J3, sử dụng vốn vay ODA của JICA. Tuy nhiên, các gói thầu đã phải dừng thi công từ năm 2019 do không được bố trí đủ vốn. Lúc đó, khối lượng thi công đã đạt 84,6%.
- Đoạn 3 (phía đông) dài 25,3 km, gồm 3 gói thầu A5, A6 và A7, sử dụng vốn vay ADB thông qua Hiệp định vay lần 2 số 3391-VIE trị giá khoảng 297 triệu USD đã được gia hạn đến ngày 31/12/2023. Đây là 3 gói thầu duy nhất được bố trí vốn để các nhà thầu triển khai thi công, nhưng tiến độ thực hiện còn chậm, khối lượng thi công đạt khoảng 50% và đang bị ảnh hưởng nặng do dịch COVID-19 khiến thi công gặp khó khăn.
Điểm đầu từ nút giao với đường cao tốc TP HCM – Trung Lương, tại xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An; Điểm kết thúc tại nút giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thuộc xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Tuyến có 4 làn xe chạy và hai làn dừng khẩn cấp, vận tốc 120 km/h, khi hoàn thành sẽ giúp kết nối khu vực Đông Nam Bộ và miền Tây.
- Tỉnh Đồng Nai: đi qua các xã Phước An, Vĩnh Thanh, Phước Khánh (huyện Nhơn Trạch);
- Huyện Nhà Bè: Qua các xã Bình Khánh (huyện Cần Giờ), Long Thới, Nhơn Đức (huyện Nhà Bè);
- TP HCM: Đa Phước, Hưng Long, Tân Quý Tây, Bình Chánh (huyện Bình Chánh);
- Còn tỉnh Long An là Mỹ Yên (huyện Bến Lức).
Cụ thể:
- 4,89 km đường cao tốc đi qua tỉnh Long An gồm hai huyện Bến Lức và Cần Giuộc
- 24,92 km đi qua Thành phố Hồ Chí Minh gồm huyện Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ
- 27,28 km đi qua tỉnh Đồng Nai gồm hai huyện Nhơn Trạch và Long Thành.
Năm 2022, Tiến độ cao tốc Bến Lức – Long Thành đang tới đâu?
Dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành dài 57,8km, có 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100km/h, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 31.320 tỉ đồng.
Theo lãnh đạo VEC, dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành (TP HCM, Long An, Đồng Nai) dài 58km đã thi công đạt 80% khối lượng thuộc tuyến đường cao tốc Bắc – Nam Việt Nam. Tuy nhiên, tiến độ xây dựng phải dừng lại từ giữa năm 2019 do vướng mắc về chính sách liên quan đến nguồn vốn.
Khởi công từ tháng 7-2014, đến nay đoạn từ Bến Lức (Long An) đến Hiệp Phước, Nhà Bè (TP.HCM) dài khoảng 20km đã có hình hài đường cao tốc, một số đoạn đã trải nhựa, nhiều cầu đã được bắc qua các sông rạch.
Tính đến năm 2022, theo lãnh đạo VEC, tiến độ dự án đã đạt 80% khối lượng thi công nhưng phải dừng lại từ giữa năm 2019 do vướng mắc về chính sách liên quan đến nguồn vốn. Vì vậy, khối lượng thi công mấy năm nay chưa tiến triển thêm. Một số nhà thầu dừng thi công và yêu cầu thanh toán khối lượng hoàn thành theo hợp đồng đã ký.
Cao tốc cao tốc Bến Lức – Long Thành dài 58km, có 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100km/h, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 31.320 tỉ đồng. Được chia thành ba đoạn, trong đó:
- Đoạn 1 (đoạn phía Tây) dài 21,1km, gồm 5 gói thầu (A1, A2-1, A2-2, A3 và A4) sử dụng vốn vay của ADB (Chính phủ vay ADB và cho VEC vay lại), hiệp định vay vốn lần 1 đã hết hiệu lực sau ngày 30-6-2019. Các gói thầu đã dừng thi công từ tháng 7-2019 do chưa có vốn, khối lượng thi công đạt 87,2%.
- Đoạn 2 dài 10,7km, gồm 3 gói thầu (J1, J2 và J3) sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản (Chính phủ vay thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA và giao cho VEC quản lý), hiệp định vay lần 2 có hiệu lực đến ngày 17-7-2024.
Các gói thầu đã dừng thi công từ năm 2019 do không được bố trí vốn, khối lượng thi công đạt 84,6%. Các nhà thầu Nhật Bản đề nghị chấm dứt hợp đồng hoặc yêu cầu thanh toán khối lượng hoàn thành và chi phí dừng chờ.
- Đoạn 3 (phía Đông) dài 25,3km, gồm 3 gói thầu (A5, A6 và A7) sử dụng vốn vay của ADB (Chính phủ vay ADB và cho VEC vay lại), hiệp định vay vốn được gia hạn đến 31-12-2023. Đây là 3 gói thầu duy nhất được bố trí vốn để các nhà thầu đang triển khai thi công, tuy nhiên tiến độ thực hiện còn chậm.
Do vướng mắc kéo dài về chủ trương giao vốn đến nay chưa được giải quyết, dẫn đến VEC gặp rất nhiều khó khăn pháp lý trong quá trình hoạt động. Các dự án của VEC không được giao kế hoạch vốn nên không thể tiếp tục triển khai theo các hợp đồng, hiệp định vay đã ký với các nhà tài trợ và đang có nguy cơ bị phạt hợp đồng với các nhà thầu quốc tế.
Hiện Bộ Giao thông vận tải và VEC đang quyết liệt chỉ đạo các đơn vị khẩn trương khởi động thi công lại dự án để hoàn thành công trình vào cuối năm 2023, trong đó phấn đấu hoàn thành thông xe đoạn qua địa phận TP.HCM năm 2022.
Để thi công đáp ứng tiến độ dự án, Bộ Giao thông vận tải mới đây đề nghị TP.HCM chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện giải quyết các tồn tại, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, hoàn thành bàn giao trong tháng 6-2022.
Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Bình Chánh vẫn còn vướng giải tỏa 26 hộ dân và 133 hộ dân ở tỉnh Đồng Nai, việc đẩy nhanh tiến độ đền bù giải tỏa sẽ góp phần bảo đảm hoàn thành tuyến cao tốc này vào năm 2020. Trong đó tại giao lộ cao tốc nối với quốc lộ 1 vẫn còn một căn hộ chưa giải tỏa, nên nhà thầu không thể thi công các đường dẫn quốc lộ 1.
Theo ban quản lý các dự án đường cao tốc phía Nam đến nay tiến độ thi công dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành đã đạt 71.37% tổng giá trị xây lắp (cập nhật tháng 8/2019).
Có thể bạn quan tâm
MẶT BẰNG CĂN HỘ KRISTA BÌNH TRƯNG ĐÔNG
Mặt bằng căn hộ Elysian Thủ Đức
Mặt bằng tháp D căn hộ Elysian Thủ Đức
Mặt bằng tháp C căn hộ Elysian Thủ Đức
Mặt bằng tháp A căn hộ Elysian Thủ Đức
Mặt bằng tháp Somerset căn hộ Feliz En Vista Quận 2
Mặt bằng tháp Berdaz căn hộ Feliz En Vista Quận 2
Mặt bằng tháp Cruz căn hộ Feliz En Vista Quận 2
đối tác phát triển dự án
Là thương hiệu uy tín trên thị trường bất động sản Việt Nam, Novahome.vn đã trở thành đối tác tin cậy của hàng loạt công ty, tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Bất động sản, đội ngũ của Novahome.vn luôn luôn mang đến những thông tin chính xác - kịp thời - đầy đủ nhất cho quý khách hàng.
Chúng tôi là chuyên trang chuyên review và cung cấp thông tin sản phẩm chuyển nhượng liên quan đến dự án căn hộ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi chuyên cho thuê, mua bán chuyển nhượng căn hộ từ chủ nhà, không phân phối hàng trực tiếp từ chủ đầu tư. Công ty TNHH Địa Ốc Novahome Mã số thuế: 0317146858 Địa chỉ: 150/39A Nguyễn Hữu Tiến, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, Tp.HCM Giấy Phép đăng ký kinh doanh cấp ngày 09/02/2022 do Sở kế hoạch đầu tư Tp.HCM cấp