QUY HOẠCH KHÁNH HOÀ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG


Theo Nghị quyết này, Chính phủ đề ra mục tiêu đến năm 2030, sẽ quy hoạch tỉnh Khánh Hòa trở thành thành thành phố trực thuộc Trung ương, phát huy tiềm năng và lợi thế về kinh tế biển, phát triển thành một đô thị thông minh, phát triển bền vững, bản sắc và kết nối quốc tế; là một trong những trung tâm dịch vụ, điểm đến hàng đầu của du lịch biển quốc tế; cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển và các lĩnh vực công nghiệp, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao,…


khanh-hoa-thanh-thanh-pho-truc-thuoc-trung-uong
QUY HOẠCH KHÁNH HOÀ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Tỉnh Khánh Hòa là đô thị thông minh, theo tầm nhìn đến năm 2045, tập trung phát triển bền vững, bản sắc, sánh ngang tầm với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực châu Á; là hình mẫu của sự gắn kết giữa phát triển kinh tế – xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; phấn đấu trở thành thành phố đáng sống, nơi mọi người dân có mức sống cao và thu nhập cao…

Ngoài ra, Chính phủ cũng mong muốn đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người của Khánh Hoà sẽ đạt 104 triệu đồng/người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 65%; Con số này đến 2030 lần lượt là 189 triệu đồng và 70%. Nghị quyết này ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Để đạt được các mục tiêu trên, Chính phủ giao các Bộ ngành liên quan và UBND tỉnh Khánh Hoà chú trọng lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm hiệu quả, thống nhất với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch không gian biển quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung.

Chính phủ giao lập mới và điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị phù hợp với Nghị quyết số 09-NQ/TW nhằm điều chỉnh không gian đô thị hợp lý, gắn với phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, miền, địa phương.


TẬP TRUNG KHAI THÁC PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO


Cùng với đó là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng của Tỉnh Khánh hoà trên nền tảng của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả; kinh tế xanh, kinh tế tuần.

Cụ thể: phát triển ngành dịch vụ theo hướng đa dạng, có hàm lượng trí thức và công nghệ cao. Trong đó chú trọng phát triển du lịch, dịch vụ logistics, kinh tế số theo hướng đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và số hóa, công nghệ hóa phương thức kinh doanh;

  • Hình thành các trung tâm thương mại, trung tâm tài chính tầm cỡ quốc gia, quốc tế, các tuyến phố thương mại, tài chính, du lịch; Đầu tư, xây dựng hệ thống kho vận, hệ thống logistics;
  • Đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh;
  • Phát triển cảng hành khách, cảng hàng hóa quy mô lớn tại Vân Phong…;
  • Tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khai thác các điểm mạnh gồm: du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch di sản văn hóa gắn với bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa; phát triển các ngành, nghề phụ trợ và liên kết các tuyến du lịch liên vùng;

TẬP TRUNG KHAI THÁC PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO

Phát triển Nha Trang thành đô thị du lịch, khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh là khu du lịch quốc gia, khu vực Bắc Vân Phong là đô thị du lịch biển đẳng cấp quốc tế; góp phần đưa thương hiệu du lịch Nha Trang – Khánh Hòa trở thành điểm đến hàng đầu trên bản đồ du lịch Đông Nam Á, vương tầm thế giới. Bên cạnh đó, Chính phủ yêu cầu hoàn thành và đưa vào khai thác dự án giao thông trọng điểm như:

  • Hầm Đèo Cả;
  • Tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa gồm các đoạn: Vân Phong – Nha Trang, Nha Trang – Cam Lâm, Cam Lâm – Vĩnh Hảo; Tuyến cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột (CT.24);
  • Đầu tư mở rộng Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh;
  • Phát triển cảng biển Khánh Hòa theo quy hoạch là cảng biển loại I gồm các khu bến có quy mô lớn như: khu bến Bắc Vân Phong, khu bến Nam Vân Phong, khu bến Nha Trang, khu bến Cam Ranh, bến cảng huyện đảo Trường Sa…

Ngoài ra, sẽ phát triển Khu kinh tế Vân Phong theo hướng:

  • Khu vực Bắc Vân Phong trở thành một trong những đô thị du lịch biển đẳng cấp quốc tế, trung tâm kinh tế biển hiện đại, cảng nước sâu gắn với khu phi thuế quan, công nghiệp công nghệ cao,…;
  • Khu vực Nam Vân Phong trở thành trung tâm công nghiệp gắn với cảng biển, là khu vực tập trung phát triển các khu công nghiệp, công nghiệp năng lượng, đóng tàu, dịch vụ logistics, dịch vụ vận tải biển và các ngành công nghiệp phụ trợ,… cùng với các dự án khu đô thị, dịch vụ du lịch ven biển.

THÀNH PHỐ NHA TRANG SẼ LÀ ĐÔ THỊ HẠT NHÂN CỦA TỈNH


Mục tiêu đến năm 2030, Khánh Hòa là thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở phát huy cao độ tiềm năng và lợi thế biển, là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc và kết nối quốc tế; là trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; là một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao; là nơi nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc…


THÀNH PHỐ NHA TRANG SẼ LÀ ĐÔ THỊ HẠT NHÂN CỦA TỈNH

Trong đó, tỉnh sẽ quy hoạch thành phố Nha Trang sẽ là đô thị hạt nhân; thành phố Cam Ranh là đô thị du lịch – logistics; huyện Cam Lâm trở thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế; huyện Vạn Ninh trở thành đô thị du lịch biển cao cấp; thị xã Ninh Hòa là đô thị công nghiệp, huyện Diên Khánh là đô thị sinh thái, văn hóa truyền thống; huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh là các tiểu đô thị sinh thái núi rừng; huyện Trường Sa là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Đồng thời Phát triển các vùng kinh tế – xã hội trong tỉnh theo hướng tập trung, gồm: Phát triển đột phá 3 vùng trọng điểm là khu vực vịnh Vân Phong, thành phố Nha Trang, khu vực vịnh Cam Ranh; Phát triển nhanh và bền vững vùng đồng bằng, có vai trò hỗ trợ các vùng trọng điểm; Phát triển nhanh và bền vững vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, gắn với phát huy bản sắc văn hóa, giá trị tài nguyên bản địa, có vai trò bảo đảm an ninh môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước, đại đoàn kết các dân tộc.


NOVAWORLD NHA TRANG TRỞ THÀNH ĐIỂM ĐẾN QUỐC TẾ


Dự án NovaWorld Nha Trang do chủ đầu tư Novaland thực hiện trên tổng quy mô gần 300 ha. Với một khoảng đất rộng phía Nam thành phố Nha Trang thì siêu dự án nghỉ dưỡng này là một bước tiến vững chắc của tập toàn Novaland, phát triển NovaWorld Nha Trang theo mô hình Intergated Resort – quần thể nghỉ dưỡng phức hợp 5 sao có hơi hướng Venice với kiến trúc Địa Trung Hải trong lòng Resort Nha Trang.


NOVAWORLD NHA TRANG TRỞ THÀNH ĐIỂM ĐẾN QUỐC TẾ

Sự xuất hiện của Novaland mang đến kỳ vọng hiện thực hoá tầm nhìn của NovaWorld Nha Trang trở thành thành phố nghỉ dưỡng trên biển đẹp và hoành tráng nhất từ trước đến nay của Việt Nam. Mang đến trải nghiệm cao, tuyệt vời cho những khách hàng thích tận hưởng cuộc sống nghỉ dưỡng tại thành phố biển Nha Trang, những trải nghiệm định cao như tại Las Vegas, Maca, Singapore … Toàn bộ các dự án nhà ở của Novaland tập trung đầu tư rất mạnh vào yếu tố tiện ích, cảnh quan và công nghệ gồm smart homes, smart living, mô hình compound khép kín, đồng bộ với chuỗi tiện ích đẳng cấp.

Rate this post
Tags:

Có thể bạn quan tâm

đối tác phát triển dự án

DMCA.com Protection Status