Trái phiếu chuyển đổi là gì? Đây là một nhánh nhỏ của trái phiếu. Các bạn có thể tham khảo nhiều về trái phiếu, cổ phiếu cũng như sự khác nhau giữa việc nắm giữ cổ phiếu và trái phiếu. Tuy nhiên, nếu phân chia sâu hơn thì trong trái phiếu lại có loại trái phiếu tên là chuyển đổi. Vậy ưu và nhược điểm của loại trái phiếu này là gì? Hãy cùng Novahome tìm hiểu trong bài viết này!

Trái phiếu chuyển đổi là gì?

Để hiểu được trái phiếu chuyển đổi là gì, trước tiên bạn cần phải biết rõ khái niệm về trái phiếu như thế nào so với cổ phiếu để có thể phân biệt, vì cổ phiếu cũng có cổ phiếu chuyển đổi. Tránh nhầm lẫn vai trò và công dụng của hai loại này bởi chúng sẽ có tác dụng khác nhau đối với nền kinh tế. Làm rõ khái niệm cũng như công dụng của trái phiếu chuyển đổi để bạn có thể dựa trên những nhận định cá nhân của mình mà quyết định có nên đầu tư vào trái phiếu đặc biệt này không.

Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu được phân loại theo tính chất của trái phiếu (gồm trái phiếu có tính chuyển đổi, trái phiếu có quyền mua cổ phiếu, trái phiếu có thể mua lại). Về bản chất, trái phiếu chuyển đổi là loại chứng khoán nợ có thể chuyển thành cổ phiếu tại một thời điểm cụ thể trong tương lai.

Trái phiếu chuyển đổi thường quy định mức lãi suất thanh toán cho trái chủ khá thấp, nhưng nó sẽ giúp nhà đầu tư có được khoản lợi nhuận lớn hơn khi được chuyển đổi thành cổ phiếu thường của công ty.

Đây là loại chứng khoán kết hợp giữa trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành. Khi bạn nắm giữ trái phiếu chuyển đổi, bạn được trao cho quyền mua cổ phiếu nhưng không có trách nhiệm phải mua nó trong tương lai.

Khi thị trường của trái phiếu bị suy thoái, để thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp đã bổ sung và phát hành trái phiếu có tính chuyển đổi với mức lãi suất thấp, nhà đầu tư có thể nắm giữ trái phiếu này đến khi đáo hạn để nhận lãi hoặc chuyển thành cổ phiếu theo quy định của tổ chức phát hành.

Ví dụ: Công ty A có 1 triệu cổ phần với thị giá là 1.000 đồng/cổ phiếu. Sau đó công ty này lại phát hành 100 nghìn trái phiếu chuyển đổi có giá là 10.000 đồng/trái phiếu với mức lãi suất là 5%/năm (thấp hơn so với lãi suất ngân hàng). Sau 1 năm thì trái phiếu đó có thể chuyển đổi thành cổ phiếu của công ty A với thị giá tại thời điểm đó là 5.000 đồng/cổ phiếu với tỷ lệ 10:1 (1 trái phiếu có thể đổi thành 10 cổ phiếu).

Tóm lại nếu ban đầu nhà đầu tư mua 1.000 trái phiếu của công ty A thì sẽ được hưởng lợi nhuận là 500.000 đồng căn cứ theo mức lãi suất trái phiếu đã thỏa thuận ban đầu là 5%. Tuy nhiên, trong trường hợp công ty A hoạt động có lợi nhuận, thị trường phát triển và giá cổ phiếu tăng lên 10.000 đồng/cổ phiếu. Khi đó, nhà đầu tư có thể tiến hành chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu. Lúc này, lợi nhuận của nhà đầu tư sẽ lên đến 5.000 đồng/cổ phiếu, tương đương với 50 triệu đồng.

Cách định giá trái phiếu chuyển đổi

Nhiều người thắc mắc không biết giá của trái phiếu chuyển đổi sẽ tính theo cách tính giá trái phiếu thông thường, hay là tính theo giá của cổ phiếu sau khi đã chuyển đổi.


Cách định giá trái phiếu chuyển đổi


Dưới đây sẽ là công thức tính giá chính xác nhất:

Giá trái phiếu chuyển đổi = Giá trị của trái phiếu + Giá trị quyền chuyển đổi

Giá trị của trái phiếu được tính toán bằng tổng dòng tiền thanh toán gốc cộng với lãi suất của trái phiếu đối với số tiền vốn ban đầu. Đơn giản chính là số tiền mà nhà đầu tư bỏ ra mua trái phiếu chuyển đổi kèm theo khoản tiền lãi dựa trên mức lãi suất quy định.

Giá trị quyền chuyển đổi, tức là giá quyền mua cổ phiếu sẽ phụ thuộc vào giá cổ phiếu thường tại doanh nghiệp phát hành. Những nhà giao dịch trên thị trường tiến hành so sánh phần chênh lệch giữa giá trị quyền chuyển đổi với giá cổ phiếu để tìm ra giá trị thực của quyền mua.

Nếu khoản chênh lệch âm, tức quyền mua không có giá trị, bạn không cần thiết phải chuyển trái phiếu thành cổ phiếu.

Ngược lại, nếu khoản chênh lệch dương thì nhà đầu tư nên đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi để có thể chuyển sang thành cổ phiếu.

Tất nhiên, cách tính giá trái phiếu chuyển đổi sẽ bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có:

  • Thời gian thực hiện quyền: Nếu thời gian càng dài thì quyền càng có giá trị, trong dài hạn giá cổ phiếu sẽ có cơ hội tăng cao hơn, làm giá trị nội tại quyền mua tăng.
  • Mức độ biến động của giá cổ phiếu: Mức giá có sự biến động mạnh sẽ làm tăng hoặc giảm giá trị quyền mua.
  • Lãi suất trên thị trường: Quyền mua tăng giá trị nếu lãi suất giảm, giá trị nội tại sẽ tăng theo tỷ lệ thuận với giá trị quyền mua.

Đặc điểm cơ bản của trái phiếu chuyển đổi


Đặc điểm cơ bản của trái phiếu chuyển đổi


Tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ này cho biết một trái phiếu có thể được chuyển đổi thành bao nhiêu cổ phiếu và được thể hiện dưới dạng tỷ số hoặc mức giá chuyển đổi. Thông tin này sẽ được Công ty Cổ phần ấn định ngay khi phát hành trái phiếu.

Ví dụ như một nhà đầu tư mua trái phiếu chuyển đổi với tỷ lệ chuyển đổi là 10:1, có nghĩa là 1 trái phiếu có thể đổi thành 10 cổ phiếu. Ngoài ra, cổ phiếu đó cũng có thể được ấn định ở mức 20% tức là nếu nhà đầu tư chọn chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, họ sẽ phải mua cổ phiếu thường ở thời điểm phát hành với mức giá là 120%.

Thời hạn chuyển đổi

Thời hạn này sẽ do công ty quy định và rất đa dạng. Nó sẽ tùy theo tính toán và quyết định của mỗi công ty. Có loại trái phiếu có thể chuyển đổi bất cứ lúc nào cũng có loại chỉ được chuyển đổi vào một số thời điểm nhất định.

Lãi suất của trái phiếu chuyển đổi

Tương tự như trái phiếu thông thường, nhà đầu tư sẽ nhận được khoản lãi suất định kỳ khi sở hữu trái phiếu chuyển đổi. Tuy nhiên, mức lãi suất sẽ thấp hơn các loại trái phiếu khác.

Chuyển đổi bắt buộc

Với trái phiếu chuyển đổi, doanh nghiệp được quyền thu hồi lại trái phiếu đã phát hành với một mức giá nhất định. Trường hợp này xảy ra khi giá cổ phiếu tăng cao hơn giá trị mà nó có thể đạt được vào thời điểm trái phiếu được mua lại hoặc bị thu hồi. Đặc điểm này giúp hạn chế khả năng tăng giá quá cao của trái phiếu chuyển đổi.

So sánh trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu không chuyển đổi

Đặc điểm lớn nhất để phân biệt trái phiếu chuyển đổi với những trái phiếu khác chính là quyền chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu của tổ chức phát hành. Đây là điểm thu hút các nhà đầu tư trong trường hợp thị trường có những biến động xấu ảnh hưởng đến thu nhập từ trái phiếu.

Tuy nhiên, so với trái phiếu chuyển đổi thì những trái phiếu thông thường có mức lãi suất cao hơn, từ đó tăng thu nhập cho những người nắm giữ. Nếu bạn mong muốn nhận được khoản lời lớn thì trái phiếu chuyển đổi không phải là lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên nếu nhà đầu tư hy vọng về giá trị của cổ phiếu sau khi chuyển đổi thì không thể bỏ qua loại trái phiếu này.

Nói chung, đây vẫn là một loại chứng khoán đáng để đầu tư vì tính an toàn cũng như những lợi ích mang lại cho nhà đầu tư đã liệt kê ở trên. Tham gia đầu tư chứng khoán bạn có rất nhiều lựa chọn đầu tư, quan trọng là chiến lược của mỗi người mà bạn sẽ có được quyết định phù hợp nhất.

Ưu và nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi là gì

Như vậy nhà đầu tư đã biết được cụ thể trái phiếu chuyển đổi là gì, cách xác định giá trị của nó và những đặc điểm đặc trưng. Vậy thì nếu trở thành trái chủ nắm giữ trái phiếu, nhà đầu tư sẽ được lợi gì? Tại sao doanh nghiệp lại tổ chức phát hành loại trái phiếu này ra thị trường. Cùng tìm hiểu ngay sau đây.


Ưu và nhược điểm của trái phiếu chuyển đổi


Đối với nhà đầu tư

Khi nhà đầu tư quyết định nắm giữ trái phiếu chuyển đổi, bạn sẽ nhận được những lợi ích sau:

  • Bạn có quyền mua cổ phiếu của tổ chức phát hành nhưng không theo giao dịch thông thường trên sàn giao dịch. Chỉ đơn giản là nhà đầu tư thực hiện chuyển trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu. Lúc này bạn sẽ trở thành cổ đông và hưởng tất cả các lợi ích từ nhận cổ tức, quyền biểu quyết trong công ty,…
  • Nhà đầu tư nhận được tiền lãi tại mỗi kỳ thanh toán trái phiếu – tạo cho bạn một nguồn thu nhập ổn định và duy trì mặc dù thị trường có bị thay đổi như thế nào. Bạn không sợ mất vốn khi vào thời điểm đáo hạn doanh nghiệp sẽ mua lại trái phiếu chuyển đổi để hoàn trả toàn bộ vốn gốc cho nhà đầu tư.
  • Tất nhiên khi bạn thực hiện chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu, thu nhập của nhà đầu tư sẽ chỉ là cổ tức chứ không thể lấy lại vốn ban đầu. Cho nên cần thận trọng trước quyết định có nên chuyển đổi hay không.

Đối với công ty phát hành

Sau đây là một số các lợi ích không thể bỏ qua đối với công ty khi phát hành trái phiếu chuyển đổi là:

  • Tiết kiệm chi phát phát hành so với trái phiếu thông thường, lãi suất thanh toán cho trái chủ cũng thấp hơn như vậy sẽ giảm rủi ro tín dụng. Ngoài ra so với việc đi vay vốn từ ngân hàng thì việc phát hành loại trái phiếu này rẻ hơn, giảm áp lực nợ cho doanh nghiệp.
  • Trái phiếu chuyển đổi khi trở thành cổ phiếu không chỉ giúp tăng vốn cổ phần mà còn không ảnh hưởng đến giá hiện tại của cổ phiếu trên thị trường.
  • Phát hành trái phiếu chuyển đổi không ảnh hưởng đến thu nhập của cổ đông hiện hữu so với khi phát hành cổ phiếu.
  • Dễ dàng hơn trong việc huy động vốn vì tính hấp dẫn của trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu.

Tuy nhiên, đặc điểm của loại trái phiếu này cũng đem lại một số tác động ảnh hưởng đến tổ chức phát hành:

  • Vốn chủ sở hữu bị pha loãng khi tăng số cổ phiếu lưu hành trên thị trường lúc thực hiện quyền chuyển đổi.
  • Việc kiểm soát và quản lý công ty bị ảnh hưởng do số lượng cổ đông tham gia bị thay đổi.
  • Doanh nghiệp chịu thêm một khoản thuế vì lá chắn thuế là chi phí trả lãi cho trái chủ đã bị mất khi họ thực hiện quyền chuyển đổi.

Vậy nên mỗi loại chứng khoán nào cũng sẽ có hai mặt lợi và nhược điểm, nhìn chung chỉ là cách ta nhận định vấn đề và từ đó áp dụng những phương pháp khác nhau dựa theo những kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Cách thức họ tiếp cận thông tin từ những nguồn khác nhau, cách họ đọc báo cáo tài chính của chính công ty phát hành ra sao, cách họ định giá tiềm năng của công ty phát hành trái phiếu chuyển đổi, cách xác định sự biến đổi của thị trường chung và thị trường ngành riêng biệt cho từng loại hình kinh doanh của công ty.

Từ những yếu tố này, cộng thêm tí may mắn “trời cho” nữa thì tạo thành tổ hợp có thể kết luận tương đối là thành công đối với những ai chơi chứng khoán nói chung và trái phiếu chuyển đổi nói riêng.

Hy vọng với những thông tin Novahome chia sẻ về Trái phiếu chuyển đổi, bạn đọc đã có được những kiến thức bổ ích về trái phiếu chuyển đổi nói riêng, thị trường tài chính nói chung. Chúc bạn sẽ có được lựa chọn đầu tư hiệu quả nhất.

5/5 - (6 bình chọn)
Tags: , ,

Có thể bạn quan tâm

đối tác phát triển dự án

Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Bất động sản, đội ngũ của Novahome.vn luôn luôn mang đến những thông tin chính xác - kịp thời - đầy đủ nhất cho quý khách hàng.

Dự án đang triển khai: Aqua City | NovaWorld Hồ Tràm | NovaWorld Phan Thiết | The Grand Manhattan | Căn hộ Elysian Quận 9 | Centria Island | Xuân Thảo Residence | Căn hộ The Park Avenue | Căn hộ Grand Sentosa | Căn hộ  Eaton Park
DMCA.com Protection Status