Theo báo cáo mới nhất, tính đến ngày 20/7/2021 của Cục đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký đạt 16,7 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, lượng vốn đầu tư FDI đổ vào lĩnh vực bất động sản trong 7 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt 1,17 tỷ USD, giảm hơn 58%, tương đương 1,6 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn nguồn vốn đến từ các nhà đầu tư tiềm năng đến từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Indonesia.

Số liệu của của Cục đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong toàn bộ 18 ngành lĩnh vực thu hút đầu tư, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu, lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư lần lượt đạt trên 7,9 tỷ USD, chiếm 47,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và 5,49 tỷ USD, chiếm 32,8% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Và tiếp đến là lĩnh vực kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ ở các vị trí tiếp theo. Trong đó, mặc dù vẫn giữ thứ tự cao nhưng Việt Nam nhưng lĩnh vực bất động sản không có nhiều dự án mới, huy động được số vốn “khủng” đổ vào bất động sản như cùng kỳ các năm trước. Chính lý do này khiến vốn ngoại giảm mạnh thời gian qua, tính riêng lĩnh vực bất động sản.


anh-dai-dien-novaworld-phan-thiet
Siêu thành phố Biển – Du lịch – Sức khoẻ NovaWorld Phan Thiet đang thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.

Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong riêng năm 2020, dù bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp song Việt Nam vẫn có một số dự án bất động sản được nhà đầu tư ngoại tăng vốn như Khu đô thị trung tâm Tây Hồ Tây tại Thủ đô Hà Nội.

Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm nay, không có nhiều đại dự án tăng thêm vốn, chỉ có những dự án cấp mới, chờ kế hoạch khởi công nên không thể huy động được nguồn vốn lớn. Theo các chuyên gia kinh tế, việc nguồn vốn FDI đổ vào bất động sản giảm mạnh đã được dự báo từ trước, khi dịch Covid – 19 bùng phát tại nhiều nơi trên thế giới.

Do đó, không mấy ngạc nhiên khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc sụt giảm này chỉ là tạm thời vì thực tế nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang chờ đợi cơ hội để đầu tư vào Việt Nam, nhất là sau đại dịch thì sẽ có nhiều chính sách để phục hồi kinh tế.

Theo báo cáo của Savills Việt Nam, ở lĩnh vực Bất Động Sản công nghiệp, Việt Nam vẫn có sức hút lớn đối với các Nhà Đầu Tư nước ngoài. Trong 6 tháng đầu năm 2021, bất chấp những tác động của đại dịch, thị trường Bất Động Sản công nghiệp tại Việt Nam vẫn chứng kiến nhiều dấu hiệu tích cực như các thương vụ M&A doanh nghiệp cũng như sự gia tăng các diện tích đất công nghiệp, các khu công nghiệp mới.

Những dự án bất động sản công nghiệp có quy mô lớn nhất trong nửa đầu năm 2021 là những dự án được đầu tư bởi các nhà đầu tư Hồng Kông và Singapore tại hai tỉnh mạnh về công nghiệp như Quảng Ninh và Bắc Giang. Cụ thể, tính đến ngày 20/6/2021, tính tổng các lĩnh vực thì Việt Nam thu hút được 15,27 tỷ USD tổng vốn đầu tư nước ngoài.

Lĩnh vực chế biến chế tạo thu hút tổng cộng 6,97tỉ USD (chiếm 45% tổng vốn đầu tư), với 273 dự án mới có vốn đầu tư 3,09 tỷ USD và 286 dự án hiện có tăng vốn đến 3,38 tỷ USD. Theo năm, tổng vốn FDI đăng ký vào lĩnh vực sản xuất giảm từ 8 tỷ USD xuống còn 6,97 tỷ USD trong nửa đầu năm 2020 và vốn đăng ký sản xuất mới giảm từ 3,57 tỷ USD xuống còn 3,09 tỷ USD. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2021, vốn sản xuất hiện tại nằm ở mức 3,38 tỷ USD – vẫn cao hơn con số 3,23 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.


5/5 - (1 bình chọn)

Có thể bạn quan tâm

đối tác phát triển dự án

DMCA.com Protection Status